Đừng xem thường khi đột nhiên móng tay bạn bị sần sùi. Đây có thể là dấu hiệu của việc thiếu chất hay bệnh lí nào đó. Vậy móng tay bị sần sùi là thiếu chất gì? Cùng songkhoevadep tìm hiểu ngay bạn nhé.
Có rất nhiều nguyên nhân lý giải xoay quanh vấn đề móng tay bị sần sùi. Có phải bạn đã bỏ qua lời nhắc nhở nào của cơ thể thông qua móng tay minh không? Nếu đã từng gặp phải vấn đề này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn móng tay bị sần sùi là thiếu chất gì nhé!
Móng tay bị sần sùi là thiếu chất gì? – Giải Đáp
Nhìn chung móng tay bị sần sùi là do thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: vitamin A , canxi, protein, kẽm, sắt,…. Ngoài ra còn có nguyên tố khách quan khác gây ra như: lão hoá, tiếp xúc hoá chất lâu ngày, hoặc do đang sử dụng thuốc điều trị bệnh.
Khi chạm phải các “dấu hiệu lạ” xuất hiện trên móng tay, chúng ta nên chú ý kỹ hơn, sớm tim ra nguyên nhân móng tay bị sần sùi là thiếu chất gì và có cách chữa trị đúng cách kịp thời. Tránh phớt lờ vì tình trạng sức khoẻ của bạn cũng theo đó mà báo động ảnh hưởng nhiều hơn.
Ngoài ra, móng tay bị sần sùi hay bị gợn sóng còn là dấu hiệu của các bệnh lí trong cơ thể bạn.Vậy móng tay bị sần sùi là dấu hiệu của bệnh gì? Cùng songkhoevadep tìm hiểu ngay bạn nhé.
Móng tay bị sần sùi là bệnh gì?
Móng tay được hình thành từ các tế bào keratin. Thông thường đối với một cơ thể khoẻ mạnh, móng tay có màu hồng, phần màu trắng ở trong móng tay gọi là phần bán nguyệt sẽ có màu trắng. Bề mặt móng khoẻ mạnh, sờ vào sẽ thấy cứng, trơn láng không lồi lõm.
Cùng tìm hiểu các thay đổi sau đây để biết móng tay bị sần sùi là thiếu chất gì hay bị bệnh gì? Nếu bạn bất chợt phát hiện ra, có lẽ cơ thể đang ngầm báo động rằng bạn đang gặp vấn đề nào đó về sức khoẻ.
1./ Móng tay bị sọc dọc
Đây là dấu hiệu phổ biến của lão hoá gây ra móng tay bị sần sùi ở người tầm tuổi trung niên trở lên. Vấn đề này cũng không quá lo ngại, nhưng vẫn nên bổ sung sắt cho cơ thể vì có thể móng tay sẽ trở nên giòn hơn.
2./ Móng tay bị sọc ngang
Móng tay bị sọc ngang được cho là thiếu protein và kẽm. Nếu sọc ngang xuất hiện nhiều vệt trên móng và ngả màu vàng nhạt hoặc đen thì nên chú ý đến các vấn đề về gan thận.
3./ Móng tay bị lõm
Người bị có móng tay bị lõm nên bổ sung chất sắt và ăn các loại thực phẩm bổ máu như thịt bò, trứng, sữa và cá vì cơ thể đang ngầm báo hiệu bạn đang bị thiếu máu và thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng đấy!
4./ Móng tay bị rỗ
Móng tay bị rổ được xem là một trong các nguyên nhân của bệnh vảy nến. Dấu hiệu dễ nhận thấy là trên móng xuất hiện các lỗ nhỏ gây sần sùi. Các bạn nên tìm kiếm đến các phòng khám chuyên khoa da liễu để thăm khám kịp thời trước khi tình trạng nặng hơn nhé!
5./ Móng tay bị tụt dần
Móng tay bị tụt dần hay còn gọi là móng tay bị ăn sâu vào da, nấm móng tay, thường gặp do tiếp xúc hoá chất như: nước rửa chén, xà bông giặt. Hiện tượng này cũng gặp nhiều ở các thợ làm móng tay khi hàng ngày tiếp xúc với phụ liệu ngành nail. Ngoài ra một thói quen xấu dẫn đến hiện tượng này mà các bạn dễ bỏ qua đó là cắn móng tay.
Chị em nên can thiệp kịp thời nếu móng tình trạng bị ăn mòn dần vào da để tránh nặng hơn và lây lan ra các ngón tay khác.
6./ Móng giòn dễ gãy
Dễ dàng gặp tình trạng này ở các chị em có sở thích làm nail sẽ, mặt móng còn xuất hiện màu vàng nhạt. Móng tiếp xúc nhiều trong thời gian dài với hoá chất từ sơn móng tay sẽ làm cho móng giòn yếu dễ gãy. Chị em nên lưu ý bổ sung biotin cho móng chắc khoẻ hơn và ngưng tần suất làm nail lại để dưỡng móng khoẻ hơn nhé!
Cách chữa móng tay bị sần sùi
❖ Nên bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể để cải thiện tình trạng móng tay bị sần sùi vì thiếu chất.
❖ Nếu móng tay sần sùi do các bệnh lý từ bên trong thi bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và chữa trị.
❖ Móng tay sần sùi do lão hoá hoặc làm đẹp quá nhiều, bạn nên chăm sóc móng bằng các loại thuốc bôi hoặc dầu dưỡng dành riêng cho móng.
Như vậy với những thông tin trên bạn đã giải đáp được thắc mắc: Móng tay bị sần sùi là thiếu chất gì? Để có cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn! Các bạn đừng nên thờ ơ bỏ qua sự thay đổi nào dù là nhỏ nhất trên cơ thể của mình. Vì biết đâu đó là dấu hiệu cho những thay đổi ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.