• Login
No Result
View All Result
Blog sống khỏe và đẹp
  • Trang chủ
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Mẹ và bé
  • Dinh dưỡng
  • Tin tức khác
  • Trang chủ
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Mẹ và bé
  • Dinh dưỡng
  • Tin tức khác
No Result
View All Result
Blog sống khỏe và đẹp
No Result
View All Result
Home Mẹ và bé

Trẻ em ăn khoai lang nhiều có tốt không?

songkhoevadep by songkhoevadep
28/11/2022
in Mẹ và bé
0
tre em an khoai lang nhieu co tot khong
0
SHARES
662
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm hiện nay là trẻ em ăn khoai lang nhiều có tốt không? Khoai lang có phải là thực phẩm tốt cho bé? Sống khỏe và đẹp sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Khoai lang là một loại thực phẩm quá quen thuộc với chúng ta, nó chứa nhiều rất nhiều dinh dưỡng. Loại củ này có thể chế biến thật nhiều món ăn ngon. Do đó, rất nhiều người “nghiện” chúng, kể cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại “băn khoăn” không biết là: Trẻ em ăn khoai lang nhiều có tốt không? Vì lo sợ sẽ ảnh hưởng đến bé nếu như cho con ăn quá nhiều. Câu hỏi của mọi người sẽ được sống khỏe và đẹp trả lời ngay sau đây, cùng tham khảo ngay bạn nhé.

giai dap tre em an khoai lang nhieu co tot khong

Giải đáp thắc mắc trẻ em ăn khoai lang nhiều có tốt không?

Cho trẻ ăn khoai lang hằng ngày có tốt không? Cho trẻ ăn khoai lang nhiều có tốt không? Đây là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Vì đối với trẻ em, việc ăn uống rất quan trọng, nhất là bé trong giai đoạn ăn dặm. Trước khi giải đáp những thắc mắc này, sống khỏe và đẹp sẽ giúp bạn biết rõ vì sao nên đặt khoai lang vào khẩu phần ăn của bé.

Khoai lang mang lại lợi ích gì cho bé?

Khoai lang là loại củ rất giàu dinh dưỡng, nhất là vitamin A và beta – carotene. Vậy nên, đây chính là loại thực phẩm bạn nên cho bé ăn, đặc biệt là chế độ ăn dặm. Để giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn. Thông thường, trong 100g khoai lang thường có: 

  • 4,18g đường
  • 3g chất xơ
  • 86 kcal năng lượng
  • 20,12g tinh bột
  • 1,57g protein
  • 0,05g chất béo
  • 30mg canxi
  • 0,61mg sắt
  • 25mg magie
  • 47mg phốt pho
  • 337mg kali
  • 55mg natri
  • 0,3mg kẽm
  • Cùng với các vitamin C, vitamin B1, B2, B3, B6, B9, vitamin A, E, K,…
Có thể bạn quan tâm: Có nên cho bé ăn sữa chua hàng ngày không

khoai lang mang lai loi ich gi cho be

Với hàm lượng dinh dưỡng như vậy, khoai lang mang lại nhiều lợi ích cho bé như:

  • Khoai lang là củ có lượng vitamin A nhiều nhất trong các loại rau củ. Đây là dưỡng chất rất cần thiết cho đôi mắt. Vì thế, bạn nên thêm khoai lang vào thực đơn ăn dặm cho bé.
  • Khoai lang còn rất giàu tinh bột và chất xơ, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đồng thời hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ em.
  • Ngoài vitamin A, khoai lang còn chứa rất nhiều loại vitamin khác. Giúp bé phát triển khỏe mạnh, đồng thời có thể đạt được đúng các cột mốc phát triển của trẻ.
  • Trong khoai lang còn có nhiều khoáng chất quan trọng cho bé như canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri, kẽm… Giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.

Trẻ mấy tháng được ăn khoai lang?

Do khoai lang có hàm lượng dinh dưỡng cao, nên các mẹ có thể cho bé ăn khoai lang từ lần đầu tập ăn dặm. Tức là vào thời điểm bé khoảng 6 tháng tuổi. Vậy nên, với câu hỏi trẻ 6 tháng ăn khoai lang được không? Câu trả lời là được bạn nhé! Ngoài ra, khoai lang mềm, vị ngọt tự nhiên, giúp trẻ dễ ăn hơn. Bạn có thể tìm hiểu những món ăn từ khoai lang, để chế biến cho bé ăn dặm.

tre may thang duoc an khoai lang

Cho trẻ ăn nhiều khoai lang có tốt không?

Mặc dù khoai lang tốt là vậy, nhưng bạn vẫn không nên cho bé ăn quá nhiều. Thứ nhất là dễ làm cho bé ngán ăn, thứ hai là ăn quá nhiều khoai lang không tốt cho sức khỏe. Bạn chỉ nên cho bé ăn khoảng 100 gram/1 ngày mà thôi. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng ra, trong khoai còn chứa calci, có thể gây sỏi thận. Chưa kể, ăn nhiều khoai lang vào lúc đói, dễ gây ra tình trạng tăng tiết dịch vị, ợ chua, nóng ruột.

Bên cạnh đó, dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng khoai lang vẫn có thể gây dị ứng. Do vậy, khi mới cho bé ăn khoai lang lần đầu, mẹ nên chú ý các biểu hiện của trẻ. Thông thường, các triệu chứng hay xảy ra sau khoảng vài phút, hoặc vài giờ. Do đó, nếu thấy các triệu chứng như:

  • Trẻ bị nổi mề đay.
  • Bé có dấu hiệu bị khó thở (thở hổn hển, khò khè).
  • Bé bị sưng lưỡi, môi gây khó khăn khi nuốt.
  • Trẻ bị đau bụng, kèm nôn mửa tiêu chảy.
  • Trẻ bị suy nhược, mệt mỏi.

Nếu xuất hiện những triệu chứng này, bạn cần cho bé đi đến bác sĩ ngay lập tức. Để trẻ được khám và chữa trị kịp thời. 

Tóm lại, với thắc mắc bé ăn nhiều khoai lang có tốt không? hay trẻ em ăn khoai lang nhiều có tốt không? Thì câu trả lời là nên cho trẻ ăn khoai lang ở mức độ vừa phải. Đồng thời, nên thay đổi nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng khác cho bé nhé!

cho tre an nhieu khoai lang co tot khong

Lưu ý khi cho trẻ ăn khoai lang

  • Bậc phụ huynh chỉ nên cho con ăn phần ruột, không nên ăn phần vỏ khoai. Vì lớp vỏ rất khó tiêu hóa, không tốt cho trẻ.
  • Vì là đồ ăn cho bé, nên mẹ phải cẩn thận khi mua khoai. Nên lựa củ lành lặn, không bị nứt, cảm giác cầm chắc tay. Không nên mua những củ bị đen, rỗ (thường những củ này dễ bị sâu, hỏng). Bên cạnh đó, mẹ nên lựa mua ở những cơ sở uy tín, trồng theo tiêu chuẩn.
  • Ngoài ra, khoai lang bảo quản không tốt rất dễ lên mầm, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn không nên để khoai lang quá 1 tháng, nên cố gắng sử dụng trong khoảng 1 tuần (bảo quản ở nhiệt độ phòng). Nếu muốn lâu hơn chút, bạn cần để khoai ở nơi khô ráo, tối, mát mẻ và với mức nhiệt độ là 15 độ C.
Xem thêm: Nên cho trẻ uống sữa tươi có đường hay không đường

Hi vọng những thông tin về vấn đề trẻ em ăn khoai lang nhiều có tốt không? Sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức cho bé! Để có được chế độ ăn dặm phù hợp, tốt nhất cho trẻ. Bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn nha!

5/5 - (2 bình chọn)
Previous Post

Con trai có nên dùng kem dưỡng ẩm không?

Next Post

Niacinamide có dùng chung với retinol được không?

songkhoevadep

songkhoevadep

Hello mọi người, mình là skvd, mình tạo blog sống khỏe và đẹp để học hỏi cũng như chia sẻ những thông tin, kiến thức về dinh dưỡng, cách nuôi dạy trẻ, bí quyết sống khỏe và đẹp, làm đẹp, các loại bệnh thường gặp và biện pháp phòng tránh hữu ích. Hãy cùng mình theo dõi songkhoevadep.net để cập nhật những kiến thức bổ ích bạn nhé.

Next Post
niacinamide co dung chung voi retinol duoc khong

Niacinamide có dùng chung với retinol được không?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới nhất

Đánh giá Nuity Queen sản phẩm tăng cường sinh lý nữ an toàn, hiệu quả?

Đánh giá Nuity Queen sản phẩm tăng cường sinh lý nữ an toàn, hiệu quả?

2 tuần ago
Que thử rụng trứng OvumB – hỗ trợ kế hoạch canh bé gái thành công!

Que thử rụng trứng OvumB – hỗ trợ kế hoạch canh bé gái thành công!

3 tuần ago

Chuyên mục

  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Mẹ và bé
  • Sức khỏe
  • Tin tức khác

Có thể bạn quan tâm

goi dau truoc hay sau khi nhuom toc

Nên gội đầu trước hay sau khi nhuộm tóc?

2 năm ago
the ordinary co han su dung khong

The ordinary có hạn sử dụng không, cách check thế nào?

1 năm ago
mung-2-dau-thang-kieng-gi

Mùng 2 đầu tháng kiêng gì? để tránh khỏi vận xui

1 tháng ago
tre em co nen dap mat na khong

Trẻ em có nên đắp mặt nạ không, bao nhiêu tuổi được đắp mặt nạ?

2 năm ago
xem han su dung cua obagi

Cách xem hạn sử dụng của Obagi cực đơn giản và hiệu quả

1 năm ago
Blog sống khỏe và đẹp

Blog sống khỏe và đẹp - Nơi chia sẻ kiến thức về dinh dưỡng, cách nuôi dạy trẻ, bí quyết sống khỏe và đẹp, các loại bệnh thường gặp và biện pháp phòng tránh hữu ích.

Chuyên mục

  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Mẹ và bé
  • Sức khỏe
  • Tin tức khác

Liên hệ với chúng tôi

DMCA.com Protection Status
  • Giới Thiệu
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Liên Hệ
  • Sơ đồ Website

Copyright © 2020, songkhoevadep - Thành lập và phát triển bởi SKVD.
Các bài viết của songkhoevadep chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Sức khỏe
  • Làm đẹp
  • Mẹ và bé
  • Dinh dưỡng
  • Tin tức khác

Copyright © 2020, songkhoevadep - Thành lập và phát triển bởi SKVD.
Các bài viết của songkhoevadep chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In