Chia sẽ những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ vào mùa đông, tham khảo bài viết ngay để cùng chúng tôi chăm sóc tốt sức khỏe bé nhà bạn.
Trong 4 mùa trong năm, mùa đông là mùa trẻ em dễ mắc phải các bệnh như: cảm lạnh, viêm phổi, sốt,…đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 12 tháng. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi chăm sọc trẻ vào mùa đông. Cùng songkhoevadep tìm hiểu thông tin dưới đây để biết cách chăm sóc trẻ vào mùa đông đúng cách. Giúp cho bé khỏe mạnh trong những ngày đông lạnh giá buốt.
#Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ vào mùa đông
Do hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện nên vào mùa đông trẻ thường mắc phải một vài chứng bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh. Vì thế, việc chăm sóc trẻ vào mùa đông sẽ khó khăn hơn các mùa khác. Các mẹ hãy áp dụng những biện pháp dưới đây đây để tăng cường sức đề kháng, miễn dịch hô hấp, phòng chống bệnh hô hấp cho bé.
1. Giữ ấm cho cơ thể cho trẻ
Điều quan trọng nhất mà các mẹ phải chú ý đó chính là phải giữ ấm tốt, nhất là hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, hạn chế bế bé ra gió, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũi kín tai, ăn uống thức ăn, đồ uống ấm. Về đêm, nhiệt độ thường hạ xuống thấp hơn ban ngày, việc giữ cho trẻ lại càng trở nên quan trọng hơn.
Các mẹ không nên ủ bé quá kỹ, bởi khi bé ra mồ hôi nhiều nó sẽ thấm ngược trở lại cơ thể điều này có thể khiến bé bị lạnh và dẫn đến viêm phổi. Nên kiểm tra và thay tã cho bé thường xuyên để tránh cho cơ thể bé nhiễm lạnh vì tã ướt quá lâu.
Trong phòng của bé nên duy trì ở nhiệt độ 25 – 28 độ C, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Có thể sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tuyệt đối không dùng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc, ngạt cho bé và những người xung quanh.
2. Vệ sinh thân thể và giữ môi trường trong lành
Thông thường, các mẹ hay sợ bé lạnh nên thường hạn chế tắm cho bé vào mùa đông. Tuy nhiên, đây không phải là cách bảo vệ bé hữu hiệu, thậm chí nó còn là một sai lầm phổ biến, đáng trách. Vì vết bẩn có thể bám trên cơ thể và nó sẽ gây bệnh cho bé.
Khi tắm cho bé, cần mẹ cần chú ý việc đóng kín cửa phòng, tránh đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa. Nếu dùng điều hòa hoặc quạt sưởi thì nên bật trước đó khoảng 15 phút cho nhiệt độ trong phòng ấm lên.
Bạn nên thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, rửa tay cho bé trước khi ăn và sau mỗi lần vận động. Vệ sinh răng miệng, vệ sinh mũi họng cho trẻ lớn hơn. Vệ sinh môi trường xung quanh như giường ngủ, phòng vệ sinh… và các đồ dùng thường nhật của bé.
3. Luôn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ
Với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, trẻ nên bú sữa mẹ hoàn toàn để có khả năng phòng chống bệnh, phát triển toàn diện nhất. Với bé lớn, các mẹ nên xây dựng cho mình thực đơn với những nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin với các loại thực thẩm đa dạng. Bên cạnh bữa chính, mẹ nên cho bé ăn thêm các loại trái cây giàu sinh tố như đu đủ, dâu tây, cam,… bằng cách ăn trực tiếp hoặc nước ép lấy nước.
4. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
Đối với trẻ sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, đồng thời nó cũng là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh.
Tuy nhiên với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết. Vì nó có thể khiến nhiệt độ vùng đầu của bé tăng cao, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của não bộ. Trước khi trẻ đi ngủ nên cho trẻ mặc loại áo liền quần hoặc cho trẻ đắp chăn túi và đi tất cho trẻ đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh.
5. Tiêm vắc xin định kỳ
Theo báo dantri chia sẻ thì:
Vắc xin phòng Cúm, mỗi năm tiêm 1 lần, nên tiêm trước khi vào mùa lạnh khoảng 1 tháng để khi vào mùa vắc xin có tác dụng phòng bệnh. Lưu ý không tiêm vắc xin khi trẻ đang bị cúm, nghi ngờ có nhiễm cúm, hoặc đang bị các bệnh nhiễm trùng khác.
Vắc xin phế cầu: phòng tránh bệnh hô hấp do phế cầu gây ra, đặc biệt là viêm phổi.
Với những thông tin trên, chúng tôi hi vọng bạn sẽ chăm sóc trẻ vào mùa đông tốt nhất. Hãy cùng songkhoevadep chăm sóc tốt sức khỏe cho bạn và gia đình. Chúc bạn một ngày tốt lành!