Việc kiêng kỵ tùy thuộc vào tùy gia đình. Nhưng hầu như không ai không biết đến Tục kiêng quét nhà ngày Tết. Nhiều người cho rằng quét nhà sẽ khiến cho gia chủ mất hết tài lộc. Hiểu các tập tục ngày Tết giúp bạn biết cách cư xử sao cho tế nhị. Hãy cùng Songkhoevadep khám phá lý do tại sao không được quét nhà vào ngày Tết nhé!
Cùng tìm hiểu tại sao không được quét nhà vào ngày Tết
Có rất nhiều điển tích điển cố liên quan đến việc không được quét nhà vào ngày Tết. Do đó, nó vô cùng quen thuộc và như là thông lệ ngày Tết hàng năm. Nhiều người thắc mắc không biết tục kiêng quét nhà ngày Tết bắt nguồn từ đâu. Đơn giản họ thường nghe rằng nếu quét nhà vào ngày Tết sẽ bay mất tài lộc may mắn mà thôi. Để trả lời câu hỏi: Tại sao không được quét nhà vào ngày Tết. Chúng ta nên điểm qua 1 sự tích và 1 chuyện dân gian phổ biến nhất.
Tục kiêng quét nhà ngày Tết liên quan đến Sự tích nào?
Câu chuyện thường được nhắc tới nhiều nhất ở Việt Nam là “Sự tích cái chổi”.
Chuyện được kể như sau: Ngày xưa, có một người đàn bà nấu ăn cực khéo được Ngọc Hoàng cử làm người nấu ăn ở Thiên Trù. Bà yêu lão chăn ngựa trời và thường lén đem rượu thịt cho lão. Nhưng nguyên tắc trên thiên đình là cấm người hầu đụng vào thức ăn của Ngọc Hoàng. Trong một lần Ngọc Hoàng cho mở yến tiệc thì bà lại quen tay đem giấu đồ ăn cho lão chăn ngựa. Chỉ mới giấu ở góc chạn nhưng vì ngửi được mùi thơm từ thức ăn. Lão ta không kìm lòng được mà đụng vào các món ăn của Ngọc Hoàng.
Khi bị phát hiện thì người đàn bà nhận tội. Ngọc Hoàng đày bà xuống trần gian biến bà thành cái chổi. Để bà làm việc không ngừng nghỉ. Đồng thời phải tìm thức ăn trong đống rác rưởi dơ bẩn. Sau vì thương tình Ngọc Hoàng cho ân xá nghỉ 3 Ngày Tết. Từ đó mà người Việt mới có phong tục kiêng quét nhà ngày Tết.
Tục kiêng quét nhà ngày Tết liên quan đến truyện dân gian nào?
Tại sao không được quét nhà vào ngày Tết liên quan nhiều đến điển tích của Trung Quốc. Theo điển tích ghi trong “Sưu thần Ký” câu chuyện như sau:
Ngày xưa, có người lái buôn tên Âu Minh. Ông đi qua hồ Thanh Thảo thì được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Trong quãng thời gian đó thì Âu Minh ăn nên làm ra và trở nên rất giàu. Dường như quên mất điều này vào một hôm mồng 1 Tết không biết vì lý do gì mà ông đánh Như Nguyệt. Cô ấy sợ hãi quá bèn chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ của Âu Minh không để ý và vô tình quét nhà và hốt luôn cả đống rác đó đổ đi. Từ đó trở đi nhà của Âu Minh lại trở nên nghèo.
Người ta cho rằng Như Nguyệt là thần tài họ cho lập bàn thờ để cúng. Điển tích này cũng lý giải vì sao hầu hết bàn thờ Thần Tài thường để ở góc nhà. Cũng từ đó về sau, tục kiêng đổ rác, quét nhà ngày Tết trong ngày đầu năm xuất hiện. Hầu hết họ cho rằng đổ rác đi trong ngày này sẽ đổ mất đi thần tài.
=> Có thể thấy từ 2 câu chuyện trên ta đã biết tại sao không được quét nhà vào ngày Tết. Chúng ta cũng có thể thấy đây là tập tục bắt nguồn từ dân gian. Không có một chứng cứ khoa học nào chứng minh cả. Nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” bạn có thể vẫn áp dụng để lưu giữ văn hóa.
Làm sao để xử lý rác trong 3 ngày Tết?
Với ngày Tết là ngày vui chơi, ăn uống tụ họp của đại gia đình. Vì thế lượng rác chắc chắn không ít hơn ngày thường. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xử lý rác trong 3 ngày Tết?
Thực chất, theo giới chuyên môn trong phong thủy thì việc quét dọn rác được giảm bớt từ 3 ngày xuống 1 ngày. Thiên hướng câu chuyện điển tích Trung Quốc được lan truyền rộng và mạnh hơn. Vì lẽ đó nên điển tích này mới phù hợp với nếp sống hiện đại.
Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng bạn vẫn quét rác vào ngày Tết được. Chỉ cần chú ý dọn rác thì tấp vào một góc nhà. Đợi qua mùng 2 hẵng đem đi vứt. Điều này sẽ giúp cho may mắn được lưu giữ gom vào một nơi trong nhà.
Hy vọng rằng, bài viết tại sao không được quét nhà vào ngày Tết giúp bạn hiểu hơn về phong tục đời sống của người Việt. Cũng như biết rõ những chú ý để chúng ta tiếp tục nếp sống đẹp từ xa xưa. Tuy chưa chắc nó có nhiều hiệu quả như luật phong thủy. Nhưng nếu bạn tin tưởng thì kiêng cử sẽ giúp bạn tin tưởng hơn vào những may mắn cơ hội sắp tới.